
Các triệu chứng ung thư vú ở nam giới
24/4/2017 -
Ung thư vú là một loại ung thư phổ biến ở phụ nữ. Nhưng nam giới đừng chủ quan với loại ung thư này, mặc dù tỷ lệ ung thư vú ở nam ít hơn nhiều lần (khoảng 1%).
>> Công thức làm trắng da từ củ khoai lang
>> active fiber complex herbalife
Giống như hầu hết các bệnh, ung thư vú ở nam giới có một số triệu chứng và dấu hiệu mà nếu để ý bạn hoàn toàn có thể nhận thấy dễ dàng, trong đó nổi cục u ở vú và sự thay đổi núm vú là hai cảnh báo đáng kể.
Cục u: Ung thư vú ở nam thường biểu hiện là một khối u không đau và hiển hiện thường xuyên. Vị trí khối u thường nằm bên vú trái nhiều hơn bên phải và rất hiếm khi là cả hai bên. Nếu bạn thấy ngực nổi lên cục u thì cần cảnh giác.
Bất thường ở núm vú: Núm vú bị co lại, tụt vào trong (núm vú ngược); loét núm vú là biểu hiện của ung thư mà bạn cần đi khám. Tỷ lệ núm vú bất thường trong ung thư vú nam được báo cáo lên tới 40-50% và là vị trí trung tâm của hầu hết khối u vú.
Bất thường trên da: Nếu thấy da vú có dấu hiệu không bình thường như bị lõm vào, hay tụt vào trong như lúm đồng tiền cũng phải lưu ý theo dõi và đi khám.
Tương tự như ung thư vú ở nữ, xuất huyết hay chảy dịch núm vú ở nam giới cũng là dấu hiệu đáng báo động.
Ngoài ra, nam giới cần chú ý tới các triệu chứng khác như vú sưng bất thường, nổi hạch xung quanh vú. Các hạch bạch huyết tìm thấy ở nách có thể được mở rộng và có thể cảm nhận được, tùy thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư.
Phải làm gì nếu có triệu chứng ung thư vú ở nam?
Ung thư vú ở nam giới cũng nghiêm trọng như các bệnh ung thư vú ở phụ nữ, do đó đừng trì hoãn việc đến gặp bác sĩ. Đừng chờ đợi các triệu chứng biến mất hoặc tệ hơn là lờ nó đi vì bận việc hay lý do nào khác. Những khối u lành tính (không ung thư) ở vú có thể phổ biến ở phụ nữ nhưng hiếm ở nam giới.
Một tình trạng lành tính được gọi là gynecomastia hay là bệnh nữ hóa tuyến vú (chứng vú to ở nam) làm tăng lượng mô vú ở nam giới và cục u có thể phát triển như vậy. Có nhiều nguyên nhân khác nhau của chứng gynecomastia và điều quan trọng là xác định nguyên nhân, vì vậy để chắc chắn, hãy gặp bác sĩ
Các tin khác
- 9 bước phục hồi sức khỏe sau Tết
- 9 tác hại lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe khi bỏ bữa sáng
- Nước bạn uống hàng ngày có tốt cho sức khỏe?
- Chữa chảy mũi, nghẹt mũi, ho… không cần dùng tới kháng sinh
- Nước ngọt có ga làm “biến đổi” cơ thể bạn như thế nào?
- 8 thực phẩm ăn khi đói cực kì hại sức khỏe
- Những lời khuyên chăm sóc cơ thể khiến bạn bất ngờ
- Ăn dứa giải độc, khỏe gan
- 5 thực phẩm làm tổn thương não bộ
- 6 lợi ích không ngờ của quả na với sức khỏe
- 6 loại hoa quả giúp răng trắng đẹp tự nhiên
- Bật mí 6 lợi ích bất ngờ của tinh dầu quả bơ
- Ăn bưởi sai cách có thể biến thành “thuốc độc”
- 8 bài thuốc dân gian chữa hôi nách
- Công dụng của 6 loại thảo mộc rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày
- Đổ mồ hôi thế nào mới là tốt cho cơ thể?
- Viêm mũi dị ứng giao mùa: Bệnh không nguy hiểm nhưng khó chữa khỏi
- 3 sai lầm khi ăn rau các gia đình cần loại bỏ ngay
- Một số cách sơ cứu hữu ích khi bị chấn thương
- 7 loại rau quả nhất định bạn nên ăn thường xuyên