Những tác hại của stress đối với sức khỏe

Stress gây những tác hại nghiêm trọng cho các bộ phận trong cơ thể. Hiểu đúng để tìm ra giải pháp là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ.

1. Ảnh hưởng đến da

Da của bạn đã có khi nào đột ngột nổi mụn? Điều này có thể do sự thay đổi hormone gây ra bởi stress. Sự căng thẳng tạo ra bởi những rối loạn cảm xúc đó có thể làm tăng phản ứng viêm của cơ thể, gây tắc nghẽn các lỗ chân lông. Khi các chất béo và chất bẩn tích tụ nhiều ở lỗ chân lông và tạo nên mụn đầu đen và mụn nhọt, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa.

2. Ảnh hưởng đến hệ cơ

Stress khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao đồng thời cơ thể giải phóng lượng hormone nhiều hơn bình thường. Tất cả những điều này tác động lên hệ cơ xương khớp gây cảm giác căng cứng, đau nhức, đi lại khó khăn.

3. Ảnh hưởng đến tim mạch

Có sự liên hệ giữa stress và bệnh lý tim mạch: cholesterol và tăng triglycerid, tăng huyết áp. Thêm vào đó nhịp tim tăng lên một cách đáng kể.

4. Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Những người bị stress thường xuyên và kéo dài thì khả năng đáp ứng miễn dịch giảm và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

5. Ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa

Khi bạn bị stress thường xuyên và kéo dài có thể có những triệu chứng tiêu hóa sau: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng, hội chứng ruột kích thích, loét dạ dày, viêm ruột…

6. Ảnh hưởng đến cân nặng

Có mối liên hệ trực tiếp giữa tăng cân và béo phì. Thông thường, khi ở trong tình trạng lo lắng quá mức, chúng ta sẽ có cảm giác thèm ăn hơn, nhất là đồ ngọt vì cho rằng nó giúp làm tinh thần thoải mái, nhưng điều này cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tăng cân không kiểm soát được.

Stress cũng có thể khiến bạn tăng cân, do rồi loạn khẩu vị khiến bạn muốn ăn nhiều hơn.

7. Ảnh hưởng đến não bộ

Não là một trong những bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Stress gây tăng tiết cortisol, có những tác động xấu đến vùng não có trách nhiệm trong việc ra những quyết định và khả năng ghi nhớ. Điều này giải thích tại sao đôi lúc chúng ta không đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp trong những tình huống căng thẳng và cũng không tập trung tư tưởng vào các công việc.

8. Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu

Ở những người có bệnh tiểu đường, stress có thể làm nặng thêm bệnh. Căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến nồng độ đường huyết vì sẽ làm thay đổi một phần công việc chăm sóc bệnh thường ngày, ví dụ tập luyện nhiều hơn hay ít đi, ăn nhiều hơn hay ít đi, quên hoặc không kiểm tra đường huyết…

Stress có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bởi vậy, để có sức khỏe tốt bạn cần duy trì đời sống tinh thần lạc quan vui vẻ và yêu đời để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn nhất.. Hãy luôn lạc quan!

Bs Ái Thủy

Theo Ameliorertasante

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *